Thước đo cao là một thiết bị được sử dụng phổ biến để đo lường trong các ngành gia công chi tiết máy và gia công khuôn mẫu. Hiệu chuẩn thước đo chiều cao sẽ giúp phát hiện sớm các sai lệch để kịp thời khắc phục, góp phần đảm bảo thiết bị hoạt động […]
Thước đo cao là một thiết bị được sử dụng phổ biến để đo lường trong các ngành gia công chi tiết máy và gia công khuôn mẫu. Hiệu chuẩn thước đo chiều cao sẽ giúp phát hiện sớm các sai lệch để kịp thời khắc phục, góp phần đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác.
1. Giới thiệu
Thước đo cao có cấu tạo thẳng đứng để phục vụ yêu cầu đo chiều cao của của các loại vật liệu. Thước đo cao được chia thành 3 loại: thước đo cao điện tử, thước đo cao cơ khí, thước đo cao đồng hồ. Trong đó, thước đo cao điện tử là thiết bị đang được ưa chuộng bởi sự ưu việt do được trang bị một màn hình LCD giúp việc cài đặt và hiển thị kết quả rõ ràng, thuận tiện cho việc đọc kết quả của người sử dụng.
2. Quy trình hiệu chuẩn thước đo cao
2.1. Vì sao nên hiệu chuẩn thước đo cao?
Thước đo cao có tầm quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đầu ra cho các sản phẩm trong gia công cơ khí. Vì vậy, việc hiệu chuẩn thiết bị này là một điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sự ổn định, chính xác cho các hoạt động liên quan. Bên cạnh đó, việc hiệu chuẩn cũng giúp phát hiện sớm các hỏng hóc của thiết bị (nếu có) để kịp thời khắc phục, sửa chữa.
2.2 Các phép hiệu chuẩn
Để có thể đánh giá được tình trạng của thước đo cao một cách chính xác và hiệu quả nhất. Quá trình hiệu chuẩn thước đo cao sẽ được tiến hành thông qua các phép hiệu chuẩn sau:
• Kiểm tra kỹ thuật
• Kiểm tra đo lường
2.3 Phương tiện hiệu chuẩn
Các phương tiện dùng để hiệu chuẩn thước đo cao gồm:
– Height Master hoặc Caliper Checker với độ chính xác cao hơn gấp 3 lần thiết bị cần kiểm.
– Bàn đá.
– Đồng hồ so chân gập có độ phân giải 0,001mm.
– Nhiệt ẩm kế theo dõi điều kiện môi trường đo.
Trong đó, Caliper Checker được dùng để hiệu chuẩn thước đo chiều cao on-site tại các nhà máy. Còn Height Master sẽ được các kỹ thuật viên sử dụng để hiệu chuẩn thước đo cao tại phòng Lab
2.4 Điều kiện hiệu chuẩn
Trước khi tiến hành hiệu chuẩn thước đo cao, cần đảm bảo tuân thủ chính xác các điều kiện sau:
– Địa điểm hiệu chuẩn phải đủ sáng, không bị rung động.
– Nhiệt độ, độ ẩm nơi hiệu chuẩn đảm bảo điều kiện sau:
+ Nhiệt độ: (23 ± 2) ºC.
+ Độ ẩm: (50± 20) %RH.
2.5 Chuẩn bị hiệu chuẩn
Quá trình chuẩn bị hiệu chuẩn sẽ diễn ra theo các bước sau:
– Vệ sinh sạch sẽ các phương tiện hiệu chuẩn
– Đặt tất cả các phương tiện hiệu chuẩn gần thước đo cao cần kiểm và để chúng ổn định trong thời gian thích hợp.
– Kẹp đồng hồ so vào thước đo độ cao.
– Mở khóa di chuyển của thước đo cao, dùng bánh xoay hoặc thanh trượt để đảm bảo thiết bị có thể vận hành dễ dàng.
2.6 Tiến hành hiệu chuẩn
Quá trình hiểu chuẩn sẽ được diễn ra theo các phép hiệu chuẩn đã liệt kê.
– Kiểm tra bên ngoài: Thước đo cao cần đáp ứng được các yêu cầu về bề ngoài như sau: có nhãn ghi các thông số như số máy, nơi sản xuất, Max, giá trị độ chia, có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện cần thiết, bộ phận chỉ thị của cân phải đảm bảo rõ ràng và đọc được chính xác, không trầy xước.
– Kiểm tra đo lường: Người thực hiện hiệu chuẩn có thể lựa chọn phương pháp hiệu chuẩn thước đo cao bằng caliper nếu hiệu chuẩn tại nhà máy của khách hàng hoặc phương pháp hiệu chuẩn thước đo cao bằng Height Master nếu thực hiện hiệu chuẩn tại phòng Lab.
*** Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng hãy thực hiện một trong các cách sau để nhận được sự tư vấn và báo giá cụ thể cho từng yêu cầu của Quý Khách:
Cách 1: Điền đầy đủ thông tin vào thẻ “LIÊN HỆ” trên website của STEST, chúng tôi sẽ có bộ phận phụ trách liên hệ lại để tư vấn cho Quý Khách hàng.
Cách 2: Gọi vào số hotline 0905 764 236 – 0905.55.77.38 và đưa ra yêu cầu của mình.
Cách 3: Gửi yêu cầu và thông tin liên hệ của bạn vào địa chỉ mail dichvukhoahoc.stest@gmail.com hoặc chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.