Trong kết quả hiệu chuẩn có thông số đi kèm đó là độ không đảm bảo đo, vậy Bạn đã có lúc nào thắc mắc độ không đảm bảo đo là gì chưa ? nay cùng Công Ty (STEST) làm rõ nó nhé ! Độ không đảm bảo được định nghĩa là thông số gắn với kết […]
Trong kết quả hiệu chuẩn có thông số đi kèm đó là độ không đảm bảo đo, vậy Bạn đã có lúc nào thắc mắc độ không đảm bảo đo là gì chưa ? nay cùng Công Ty (STEST) làm rõ nó nhé !
Độ không đảm bảo được định nghĩa là thông số gắn với kết quả của phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.
Sự chính xác của phép đo và phương tiện đo là một trong các điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng và số lượng của sản phẩm và dịch vụ. Độ chính xác của phương tiện đo phải tương ứng với mục đích sử dụng đã xác định cho nó.
Theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO/IEC 17025 tính liên kết chuẩn (traceability) tới các chuẩn đầu SI tương ứng của mọi phương tiện đo và thử nghiệm phải được đảm bảo bằng một chuỗi các phép đo so sánh không gián đoạn, với những độ không đảm bảo đã định, để đưa ra các thông báo cần thiết về chất lượng đo lường của phương tiện đo.
Các hoạt động nhằm đảm bảo độ chính xác của phương tiện đo hiện nay chính là việc hiệu chuẩn trong lĩnh vực đo lường công nghiệp và kiểm định trong lĩnh vực đo lường hợp pháp.
Ta có độ không đảm bảo chuẩn (u), độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp (uc) và độ không đảm bảo mở rộng (U) với các định nghĩa như sau:
+ Độ không đảm bảo chuẩn (u): Độ không đảm bảo chuẩn của kết quả phép đo được thể hiện như là độ lệch chuẩn (s).
+ Độ không đảm bảo chuẩn chuẩn tổng hợp (uc): Độ không đảm bảo chuẩn của kết quả phép đo khi kết quả đó nhận được từ giá trị của một số đại lượng khác.
+ Độ không đảm bảo chuẩn mở rộng (U): Đại lượng xác định một khoảng bao quanh kết quả đo mà có thể hy vọng nó sẽ chứa phần lớn phân bố của các giá trị có thể quy cho đại lượng đo một cách hợp lý. Ta có U = k.uc với k là hệ số phủ.
Kết quả đo là giá trị quy cho đại lượng đo nhận được từ phép đo. Sự trình bày đầy đủ kết quả đo phải bao gồm thông tin về ĐKĐB. Trong trường hợp nghiên cứu này thường người ta khuyến nghị dùng ĐKĐB mở rộng U với hệ số phủ k = 2 (tương ứng với xác suất tin cậy P = 95%). Với ĐKĐB mở rộng ta sẽ có hệ số CMC2 (±), từ số liệu này ta có thể so sánh đánh giá kết quả tin cậy của các phòng Hiệu Chuẩn.
Các thành phần ảnh hưởng đến độ không đảm bảo đo bao gồm
Chuẩn đo lường và chất chuẩn
Mẫu thử
Thiết bị và phương pháp thử
Nhân viên thử nghiệm
Và điều kiện môi trường
Đánh giá độ không đảm bảo đo
Độ không đảm bảo đo được phân làm hai loại:
Loại A: Được tính toán bởi phương pháp xác suất thống kê của các loạt quan trắc.
Loại B: Giá trị ước lượng của đại lượng đầu vào không nhận trực tiếp từ các kết quả quan trắc. Được xác định dựa trên suy luận khoa học từ các thông tin như: Các số liệu đo trước kia, Các quy định kỹ thuật của nhà chế tạo, Số liệu cho trong chứng nhận hiệu chuẩn, Các số liệu tra cứu.
Để hiểu thêm về Độ không đảm bảo đo xin mời xem tài liệu tại đây.